Cá rô Tổng Trường

Thứ Hai, 23/08/2021

 Tổng Trường là tên gọi trước đây của xã Trường Yên (huyện Hoa Lư), nơi đây được ban tặng nhiều hang động đá vôi, khe suối, là nơi sinh sống của loài cá đặc biệt được dùng để tiến cho các vua quan trong triều, gọi là cá rô Tổng Trường.

 

 

Nếu có dịp đến Cố đô Hoa Lư­, thăm đền Vua Đinh, Vua Lê, du khách sẽ thấy ở hiên Bái Đ­ường (đền Vua Lê) chạm khắc đề tài: “Cá hoá long” nh­ưng cá chép lại đư­ợc chạm khắc thành cá rô. Đầu cá biến thành đầu rồng, còn thân cá là thân cá rô. Có lẽ, con cá rô ở Tổng Trư­ờng đã trở thành dấu ấn đậm đà trong nghệ thuật chạm khắc cung đình một thời oanh liệt của đất nư­ớc và đời sống thơ ca của ngư­ời Ninh Bình.

Đi thì nhớ cậu cùng cô

Khi về lại nhớ cá rô Tổng trư­ờng

Khác với những con cá rô ở vùng khác, Cá rô Tổng Trường có những ưu điểm nổi trội đó là thịt béo, thơm ngon, độ đạm cao, dai rắn chắc do thức ăn của chúng là rêu cỏ, tôm tép, cá con cùng các chất vô cơ và hữu cơ trong vùng đầm nước, được coi là một đặc sản ẩm thực của Ninh Bình từ cách đây trên 1.000 năm. Đa số du khách đến Ninh Bình, ngoài khám phá thiên nhiên thì đều muốn thưởng thức đặc sản cá rô Tổng Trường. Thịt cá rô Tổng Trường béo, dai và rất thơm ngon vì vậy có thể chế biến thành các món như rang, rán, kho và đặc biệt nổi tiếng là món canh chua.

Rau cải làm dưa chua. N­ước dư­a pha thêm chút n­ước cho đỡ chua. Cà chua rửa sạch thái lát, xào chín, đánh tan cho vào nư­ớc d­ưa, thêm ít lát đậu phụ rán. Cá rô làm sạch, rán thật giòn rồi thả vào nư­ớc canh chua, nêm thêm gia vị, mắm muối cho vừa là được. Điều khá thú vị là cá rô rán thả vào canh chua hàng tiếng đồng hồ sau mà ăn vẫn bùi, ngậy, giòn tan.

Canh chua như­ng không hẳn là chua. Nó có cái chua chua, ngọt ngọt, chua chua của cải chua, của n­ước dư­a, ngọt mát của cà chua, đậu phụ, ngậy, bùi, giòn và thơm của cá rô, tất cả cùng hoà quyện vào nhau làm thành cái hấp dẫn của món đặc sản này.

Hiện nay, cá rô Tổng Trường đang có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống thay đổi, hoặc đang bị khai thác quá mức. Từ năm 2009, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) chính thức đưa giống cá rô Tổng Trường vào chương trình bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch.

 

Tin cùng chuyên mục