Nhà thờ đá Phát Diệm hiện nay thuộc địa phận xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Kim Sơn là vùng đất bãi bồi ven biển Đông. Năm 1829, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tiến hành tổ chức khẩn hoang vùng bãi bể trù phú này.
">Nhà thờ đá Phát Diệm hiện nay thuộc địa phận xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Kim Sơn là vùng đất bãi bồi ven biển Đông. Năm 1829, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tiến hành tổ chức khẩn hoang vùng bãi bể trù phú này.
Nhà thờ đá Phát Diệm hiện nay thuộc địa phận xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Kim Sơn là vùng đất bãi bồi ven biển Đông. Năm 1829, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tiến hành tổ chức khẩn hoang vùng bãi bể trù phú này.
Nhà thờ đá Phát Diệm là nơi thờ chúa Giê su, Đức Maria, thánh Giu se, các thánh tông đồ (thánh Phê rô), các thánh Anê Đê, thánh Micae Hồ Đình Hy…Nhà thờ đá Phát Diệm là tên gọi của một tổng thể bao gồm nhiều kiến trúc (phương đình, nhà thờ Lớn, điện thánh Phê rô, Giu se, Rô Cô, hang đá…). Công trình được bắt đầu xây dựng từ năm 1875, đến năm 1898 thì hoàn thành. Kiến trúc sư vĩ đại của công trình này Đức cha Phê rô Trần Lục. Công trình được xây dựng bằng gạch, gỗ và đá, trong đó chất liệu đá chiếm tỉ lệ lớn. Mỗi công trình là một tác phẩm kiến trúc mỹ thuật mang nét riêng. Phương Đình gồm 3 tầng, được xây dựng bằng những phiến đá, có phiến nặng hàng tấn. Điện Trái tim Đức mẹ (còn gọi là nhà thờ đá), được xây dựng hoàn toàn bằng đá từ nền, tường, chấn song, cột, xà, mái, những bức phù điêu tứ quý…. Nhà thờ Lớn có kiến trúc gỗ đồ sộ với 6 hàng cột gỗ lim, tổng cộng là 52 cột, 16 cây cột. Bên cạnh đó di tích còn lưu giữ được nhiều mảng chạm khắc đẹp trên cả hai chất liệu là gỗ và đá. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại.
Ngày nay, di tích là nơi sinh hoạt tôn giáo của nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách. Với những giá trị đó, nhà thờ đá Phát Diệm đã đươc Bộ Văn hóa – thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1987.