Hằng năm, vào ngày 12 tháng 10 âm lịch, tại Đình Cam Giá, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội Kỳ Phúc. Đây là một lễ hội có giá trị lịch sử văn hóa truyền thống đặc trưng, thể hiện chiều sâu và độ dày về văn hóa của cộng đồng, mang đậm bản sắc của một vùng đất có chiều dài lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển trên 500 năm.

">

Lễ hội Kỳ Phúc Đình Cam Giá - Nét đẹp văn hóa truyền thống

Thứ Sáu, 01/10/2021
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Hằng năm, vào ngày 12 tháng 10 âm lịch, tại Đình Cam Giá, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội Kỳ Phúc. Đây là một lễ hội có giá trị lịch sử văn hóa truyền thống đặc trưng, thể hiện chiều sâu và độ dày về văn hóa của cộng đồng, mang đậm bản sắc của một vùng đất có chiều dài lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển trên 500 năm.

Hằng năm, vào ngày 12 tháng 10 âm lịch, tại Đình Cam Giá, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội Kỳ Phúc. Đây là một lễ hội có giá trị lịch sử văn hóa truyền thống đặc trưng, thể hiện chiều sâu và độ dày về văn hóa của cộng đồng, mang đậm bản sắc của một vùng đất có chiều dài lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển trên 500 năm.

Đình Cam Giá là nơi thờ Thừa tướng Lã Gia, Quận công Lê Trung Nghĩa - người có công với nước, ngoài ra Đình còn là nơi thờ tự Câu Mang Đại Vương và các vị Thần khác. Hiện tại Đình còn lưu giữ được 6 đạo sắc phong của các triều đại, 01 sắc phong năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) 01 đạo sắc phong năm Tự Đức thứ 6 (1853), 01 đạo sắc phong năm Tự Đức thứ 31 (1878), 01 đạo sắc phong năm Duy Tân thứ 3 (1909) 01 đạo sắc phong năm Khải Định thứ 2 (1917), 01 đạo sắc phong năm Khải Định thứ 9 (1924), sắc phong Bản cảnh Thành Hoàng linh phù chi thần được phong vào năm 1853 và được ghi nhớ vào điển lễ của nước nhà.

 Đình Cam Giá, (trước đây gọi là Đình làng Cam Giá, xã Ninh Khánh, huyện Hoa Lư), thuộc phường Ninh Khánh, Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Đình Cam Giá hướng về phía Đông bắc, trước Đình có hồ nước bán nguyệt tự nhiên quanh năm trong xanh. Cổng Tam quan vẫn giữ được vẻ uy nghi vốn có, kiến trúc của Đình mang đậm những đường nét kiến trúc thời Nguyễn. Phía trước sân Đình là 2 hàng linh thú voi đá, ngựa đá, bên phải Đình là khu văn chỉ thờ đức Khổng Tử, và nhà bia lưu danh Tiến sỹ. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá, nhưng ngôi Đình vẫn may mắn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các hàng cột, mái ngói và đặc biệt là ngai thờ và nhiều đồ thờ tự cổ. Hậu cung của Đình Cam Giá là nơi tối linh thiêng đặt bài vị thờ Thừa tướng Lã Gia, Quận công Lê Trung Nghĩa. Năm 2004, Đình Cam Giá đã được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Đây cũng là dịp để con cháu trong cộng đồng các dòng họ tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của các thế hệ cha ông đã có công khai cơ lập làng, cầu chúc cho quốc thái dân an, mọi người được ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Kỳ Phúc gồm có phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm 4 lễ: Lễ cáo yết, lễ cầu an, lễ dâng hương và lễ tất. Phần tế lễ gồm có Phần tế lễ do 10 cụ cao niên được làng cử ra thực hiện, sau phần tế lễ sẽ đến phần tế nam quan, nữ quan của các thôn, xóm, phố trong làng, những năm gần đây còn có nhiều đội tế nam quan, nữ quan của các địa phương lân cận cũng đăng ký xin tham gia tế lễ tại lễ hội Kỳ Phúc của làng. Việc tế lễ được tổ chức long trọng, trang nghiêm, thực hiện theo nghi lễ truyền thống với tấm lòng thành kính, giữ gìn và bảo tồn những nét đẹp văn hoá của quê hương. Trong ngày này, người dân trong làng Cam Giá lần lượt đến lễ. Mâm lễ gồm xôi, thủ lợn, trầu, rượu, hoa quả...

Phần hội vừa mang tính dân gian vừa có tính hiện đại, hầu hết mọi người dân đều có thể tham gia như: các hoạt động múa rồng, múa lân, hội diễn văn nghệ và các trò chơi dân gian như kéo co, cờ người. Những ngày diễn ra lễ hội truyền thống của làng, nhân dân trong làng cũng như con em của quê hương đang học tập, công tác, làm việc khắp mọi miền đất nước và du khách thập phương cùng về hội tụ bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của các thế hệ cha, ông đã có công khai cơ lập làng.

 Nét đặc sắc của Lễ hội Kỳ Phúc là hội thi xôi đâm. Hàng năm, vào dịp lễ hội,  nhân dân trong làng góp tiền dâng lễ tại Đình làng. Tối ngày 11/10 âm lịch, tất cả các xóm (nay là các phố) tập trung tại Nhà văn hoá (trước đây là điếm) để tổ chức nấu xôi và đâm xôi. Xôi sau khi đâm nhuyễn được đơm vào hai mâm lễ, bên trên mỗi mâm xôi là một thủ lợn, 1 lễ được dâng cúng tại các Nhà Văn hóa, 01 lễ được dâng cúng tại Đình làng vào sáng ngày 12/10 âm lịch. Sau khi các phố dâng lễ xong, Ban tổ chức tiến hành chấm điểm lễ vật xôi đâm và tổ chức trao giải thưởng cho các đơn vị đạt giải. Xôi, thịt sau khi dâng lễ thánh được chia đều cho tất cả các hộ gia đình trong phố với niềm tin dùng lộc thánh sẽ được may mắn.

Lễ hội Kỳ Phúc là hình thức sinh hoạt có tính cộng đồng và có sức lan tỏa lớn. Những năm gần đây, lễ hội không còn bó gọn trong làng Cam Giá nữa mà đã có nhiều tổ dân phố mới thành lập liền kề cùng tham gia, có nhiều du khách dừng lại để tìm hiểu, chiêm ngưỡng. Những nét kiến trúc đặc sắc, uy nghi của ngôi Đình cùng những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc khiến cho những ai đã về với Lễ hội Kỳ Phúc lại mong trở lại lần sau./.     

Nguồn: dulichninhbinh.com.vn

Tin cùng chuyên mục